Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

3 nguyên nhân gây gai đốt sống cổ

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thông tin về gai đốt sống cổ trong bài viết dưới đây. Gai đốt sống cổ do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau, khi giai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh.

Cột sống là trụ cột của sự sống, khi cột sống bị biến đổi, mất cân bằng thì cơ thể sẽ bị bệnh. Một tổn thương nhỏ ở cột sống cũng gây nên những phiền toái lớn cho sức khỏe của con người.


Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống: 
 
1-Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.

2-Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn
-Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
-Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
-Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.

3- Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.


Gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ là một dạng thoái hóa khớp kèm theo tăng sinh xương, y học gọi là “Bệnh tăng sinh xương” . “Tăng sinh xương” là tình trạng xương bị thoái hóa do tuổi già, hoặc do bị cọ xát, tổn thương lâu ngày. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là: Bộ phận sụn chịu tải trọng, ở trung tâm khớp, ngày càng mềm dần, hình thành những vết nứt. Còn các mô sụn ở quanh khớp lại biến dần thành xương, tăng sinh một cách dị thường – tạo thành “chồi xương” , thường gọi là “gai xương”.

Với trường hợp “Gai đốt sống cổ”, một dạng “tăng sinh xương” rất phổ biến ở những người ngoài 40 tuổi, thường có những biểu hiện: Bệnh nhân thường cảm thấy cứng cổ, căng mỏi, đau nhức; đau có thể lan xuống cánh tay và phóng xạ tới tận các ngón; khi cổ hoạt động chứng trạng thêm trầm trọng; hoặc kèm theo đau đầu, tức ngực, bồn chồn, …

Điều trị gai đốt sống cổ

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết nhưng gai vẫn có thể mọc lại.

Không xâm lấn, phẫu thuật:

- Việc cần làm đầu tiên của người bệnh là nghĩ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do cơn đau.
- Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.

Điều trị phẫu thuật:

- Là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng,mãn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây nên các hiện tượng rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Để phòng và điều trị bệnh trong thời gian dài thì tốt nhất nên thể kết hợp sử dụng các sản phẩm Đông Y có nguồn gốc thảo dược và các phương pháp điều trị vật lí.

 

0 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.