Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Bài tập cải thiện cột sống

Bạn có thể tìm thấy nhiều bài tập cải thiện các vấn đề liên quan đến cột sống trên Internet. Tuy nhiên, những bài tập này chắc chắc phù hợp với bệnh tình của bạn, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ hoặc hỏi bác sĩ.

Với những bệnh lý liên quan đến đĩa đệm cột sống, hội chứng thắt lưng hông (80% bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông liên quan tới đĩa đệm cột sống), các bài tập cúi về phía trước hoặc tư thế sinh hoạt như lau quét nhà, cúi bê xách vật dụng là không thích hợp. Việc nằm nghỉ ngơi trên giường cứng và thực hiện các bài tập trên giường có tác dụng giảm đau, giãn cơ sẽ có lợi cho bệnh nhân hơn việc đi đứng vận động trong giai đoạn này. 



Đối với các tình trạng hẹp ống sống (thường do phù nề dây chằng vàng hoặc do thoát vị đĩa đệm) biểu hiện điển hình là đi cách hồi (đi khập khiễng, nặng nề, đau đớn, khó chịu ở cẳng chân và mông khi hoạt động) hoặc các tình trạng mất vững cột sống như do trượt đốt sống, việc tập luyện bằng hình thức đi hoặc chạy bộ rõ ràng là rất khó khăn. Trong trường hợp này, đạp xe đạp, tập dưới nước và kéo giãn là hình thức phù hợp nhất.



Với các vấn đề cột sống do viêm như viêm cột sống dính khớp (Bechterew), trong các trường hợp điển hình đau xuất hiện cả khi gắng sức và khi nghỉ ngơi. Trong giai đoạn tiến triển, bệnh nhân đau nhiều, nên cho nằm ở tư thế cơ năng (nằm ngửa, kê gối thấp hoặc không gối, tay chân duổi thẳng hơi dạng). Nếu có thể vận động được nên khuyến khích bệnh nhân vận động càng sớm càng tốt nhằm tránh dính khớp. Đối với trường hợp bệnh lý này, mọi hình thức vận động cột sống đều có thể áp dụng miễn là người bệnh có thể thực hiện được.

Các bài tập cụ thể cũng như cường độ, tần số, thời gian tập khác nhau tùy từng cá thể, tùy từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của bệnh, mục đích của việc tập luyện. Tuy nhiên về cơ bản phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Đối với những trường hợp mắc bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp hoặc bệnh nội khoa, nên tư vấn thêm bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện.
- Luôn đảm bảo thực hiện đúng y lệnh trong "đơn" hoạt động thể lực.
- Những trường hợp bệnh nặng hoặc động tác khó nên thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát và trợ giúp của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên.
- Thiết lập thói quen tập luyện thường xuyên.
- Người tập thường xuyên đánh giá và kiểm soát hoạt động tập luyện nhằm tìm được phác đồ phù hợp nhất cho bản thân.

 

0 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.